Vinh danh Khổng_Tử

Tượng Khổng thánh tại Văn miếu Hà Nội, tạc vào năm 1729[74].Tượng Khổng thánh tại Vân Tuyền Tiên Quán, Hồng Kông.Tượng Khổng thánh tại Yushima Seido, Tokyo.Tượng Khổng thánh tại Québec.

Thờ phụng

Ngay sau khi Khổng Tử mất, cố hương Khúc Phụ (曲阜) trở thành nơi hành hương để người đời bày tỏ lòng kính ngưỡng. Hiện đây vẫn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, nhiều người Trung Quốc thường xuyên viếng thăm mộ và những ngôi đền xung quanh. Tại Trung Quốc, có nhiều ngôi đền nơi Phật giáo, Lão giáoKhổng giáo cùng hiện diện. Cũng có nhiều ngôi đền thờ riêng Khổng Tử, chúng thường là nơi tổ chức những buổi lễ tưởng nhớ ông.

Tước hiệu

Các triều đại phong tặng Khổng Tử các danh hiệu sau:

  • Năm 739, vua Đường Huyền Tông phong tặng Đức Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, tượng thờ ông được mặc phẩm phục Hoàng đế, tặng cho các đệ tử các tước: Công, Hầu, Bá.
  • Năm 1008, vua Tống Chân Tông phong là: Đại Thánh Văn Tuyên Vương, phong cho cha Khổng Tử là Lỗ Công, mẹ là Lỗ Phu Nhân, vợ là Bà Thượng Quan Thị làm Vân Phu Nhân, và ra lệnh cho các tỉnh lập miếu thờ ông.
  • Năm 1560, vua Minh Thế Tông phong tặng ông là Chí Thánh Tiên Sư.
  • Năm 1645, vua Thanh Thế Tổ phong ông là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư Khổng Phu Tử.

Hậu duệ

Mọi nhân vật có tư cách hậu duệ chính thống của Khổng Tử luôn được thiên hạ tôn kính, các triều đại quân chủ thường liệt họ vào hàng quý tộc và ban thực ấp cũng như quan tước tùy khả năng.

  • Đầu tiên, Hán Cao tổ đã phong cho cháu đời thứ 9 của Khổng Tử là Khổng Đằng chức "Phụng Tự quân", trông coi việc tế giỗ Khổng Tử.
  • Đến đời Hán Nguyên đế đã phong cho Khổng Bá, cháu đời thứ 13 tước "Bao Thành hầu". Họ Khổng được phong tước Hầu cả thảy 35 lần kể từ thời nhà Hán.
  • Đến thời Đường, Đường Huyền Tông đã thăng cho dòng họ Khổng Tử từ hầu tước lên công tước, phong tước "Văn Tuyên công" cho Khổng Chi, cháu đời thứ 35. Đến năm 1055, hoàng đế Tống Chân Tông cải phong thành tước "Diễn Thánh công" (衍聖公 - Yǎnshèng gōng) cho Khổng Thánh Hữu, cháu đời thứ 46. Tính tổng cộng, họ Khổng tiếp tục được gia phong tước Công 42 lần từ đời Nhà Đường tới thời Nhà Thanh.

Dù trong lịch sử Trung Quốc luôn xảy ra những cuộc thay đổi triều đại, danh hiệu Diễn Thánh công luôn được trao cho các thế hệ con cháu của Khổng Tử. Người cuối cùng được phong tước hiệu này là Khổng Đức Thành[75] (1919-2008), cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Mãi cho đến năm 1935, chính phủ Trung Hoa Dân quốc bãi bỏ tước vị này, nhưng vẫn chỉ định ông Khổng Đức Thành làm người trông coi việc cúng giỗ Khổng Tử. Qua hơn 2.000 năm với hàng chục lần chiến tranh loạn lạc hoặc thay đổi triều đại, hậu duệ của Khổng Tử vẫn tiếp tục gìn giữ việc tế tự ông tại Khổng Phủ. Trải qua nhiều thời đại, các thành viên họ Khổng thường có quan hệ hôn nhân với một số gia đình chính trị có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Hoàng đế Càn Long đã cưới một người cháu gái của Khổng Hiến Bồi, cháu đời thứ 72 của Khổng Tử, khiến họ Ái Tân Giác La và họ Khổng có quan hệ với nhau. Một người cháu khác là Khổng Tường Hy, cháu đời thứ 75, từng giữ chức Viện trưởng Hành chính, kiêm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ Tưởng Giới Thạch, lập gia đình với Tống Ái Linh, trở thành anh em cột chèo với cả hai vị tổng thống của Trung Hoa Dân quốcTôn Trung SơnTưởng Giới Thạch.

Dòng chính của họ Khổng đã rời quê hương Khúc Phụ tới Đài Loan trong thời Nội chiến Trung Quốc. Người trưởng tộc là Khổng Đức Thành, một giáo sư tại Đại học Quốc lập Đài Loan. Ông từng phục vụ cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc với tư cách Chủ tịch Khảo thí viện. Ông cưới Tôn Kỳ Phương, chắt của một vị học giả, quan chức nhà Thanh và cũng là chủ tịch đầu tiên của Đại học Bắc Kinh Tôn Gia Nại, gia đình ông này đã lập ra tổ hợp kinh doanh đầu tiên ở Trung Quốc hiện đại ngày nay, gồm nhà máy bột mì lớn nhất Châu Á, Công ty Bột mì Fou Foong. Con trai trưởng của ông là Khổng Duy Ích, cháu đời thứ 78 của Khổng Tử đã qua đời vào năm 1989. Cháu nội của ông, Khổng Thụy Trường, sinh năm 1975, là cháu đời thứ 79. Năm 2008, Khổng Đức Thành qua đời ở tuổi 90, nhưng cũng đã kịp chứng kiến sự ra đời của người cháu đời thứ 80 của Khổng Tử, Khổng Hựu Nhân, được sinh hạ vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 tại Đài Bắc. Hiện tại, ông Khổng Thụy Trường giữ chức vụ danh dự "Đại thành chí thánh tiên sư phụng tự quan" (大成至圣先师奉祀官) của chính phủ Đài Loan, chịu trách nhiệm tế tự cho Khổng Tử.

Trước sự quan tâm lớn về dòng dõi của Khổng Tử, một dự án được tiến hành ở Trung Quốc để kiểm tra ADN của các thành viên gia đình đã được biết.[76] Theo đó, cho phép các nhà khoa học xác định nhiễm sắc thể Y chung của các thế hệ con cháu theo dòng nam của Khổng Tử. Nếu thế hệ con cháu được tiếp nối liên tục, cha truyền cho con, những thành viên nam của gia đình sẽ có các nhiễm sắc thể Y giống nhau với đột biến nhỏ xảy ra theo thời gian.[77] Tuy nhiên, năm 2009, những thành viên gia đình đã quyết định không tiến hành kiểm tra ADN.[78] Bryan Sykes, giáo sư di truyền học của Đại học Oxford, giải thích quyết định này: "Dòng dõi gia đình Khổng Tử có một dấu ấn văn hóa quan trọng... Đây không chỉ là vấn đề về mặt khoa học."[79] Cuộc kiểm tra ADN dự định bổ sung những thành viên mới vào dòng dõi gia đình Khổng Tử, mà những bản gia phả đã thiếu sót vì những biến động trong thế kỷ XX[80][81].

Suốt 2.500 năm, con cháu Khổng Tử vẫn ghi nhớ lời dạy về nguồn cội gia tộc, thế hệ nào cũng ghi chép gia phả để thể hiện niềm tự hào về truyền thống tổ tiên. Năm 2005, Sách Kỷ lục Guinness đã ghi nhận dòng họ Khổng Tử là gia tộc có ghi chép phả hệ lâu dài nhất trong lịch sử thế giới, với 86 đời con cháu được ghi chép lại đầy đủ, trải dài trên 2.500 năm. Do thời gian dài như vậy, dòng họ Khổng Tử hiện có tới 450 chi, với gần 2 triệu con cháu sống trải khắp thế giới[10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khổng_Tử //nla.gov.au/anbd.aut-an35030509 http://eng.bandao.cn/newsdetail.asp?id=4644 http://ye2.mofcom.gov.cn/aarticle/chinanews/200606... http://www.china.org.cn/english/culture/171840.htm http://www.guoxue.com/shibu/24shi/hansu/hsu_067.ht... http://seedmagazine.com/content/article/inheriting... http://www.vietvwcs.com/Vietweb/JSP/Entertainment/... http://www.vietvwcs.com/Vietweb/JSP/Entertainment/... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na...